Các nốt ruồi trên cơ thể phần lớn là hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên khi nốt ruồi bị ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân khiến nốt ruồi bị ngứa?
Nếu nốt ruồi bị ngứa có thể do tình trạng kích ứng da khi da khô, bong tróc do cháy nắng. Bạn có thể đặt những câu hỏi sau khi nốt ruồi bị ngứa để khoanh vùng và tìm ra lý do vì sao nhé!
- Bạn có đang sử dụng một loại xà phòng, nước giặt hoặc nước xả vải mới không?
- Bạn có sử dụng loại kem dưỡng có thành phần gồm chất tạo mùi hoặc các hóa chất gây kích ứng da không?
- Bạn có sử dụng một loại nước hoa, dầu thơm hoặc chất khử mùi toàn thân nào mới không?
- Bạn có thử sử dụng một loại kem nhuộm da nào không?
- Bạn có tiếp xúc hoặc bị phơi nhiễm với bất kỳ hóa chất nào trong công việc không?
- Bạn có nghi ngờ sản phẩm nào mình đang sử dụng có thể gây kích ứng da không?
Việc sử dụng các sản phẩm mới, bao gồm nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa… là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, nếu nốt ruồi tiếp tục bị ngứa dù đã ngưng dùng các sản phẩm gây kích ứng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra có thể là dấu hiệu của một khối u ác tính cần điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi
Nốt ruồi bị ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
Nốt ruồi bị ngứa còn có thể do các loại ung thư khác gây ra, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy.
-Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất, với hơn 4 triệu ca mắc mới hàng năm. Bệnh phổ biến nhất trong số những người da trắng với tiền sử tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và rất hiếm ở người da tối màu.
-Ung thư biểu mô tế bào vảy là một u ác tính của tế bào gai thượng bì xâm nhập lớp hạ bì; ung thư này thường xảy ra ở những khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sự hủy hoại cục bộ có thể lan rộng, và di căn xảy ra trong giai đoạn tiến triển. Chẩn đoán dựa vào sinh thiết.
Cách điều trị nốt ruồi bị ngứa thế nào?
Những nốt ruồi bị ngứa, chảy máu, có kích thước lớn hoặc nghi ngờ sẽ phát triển thành ung thư nên được loại bỏ sớm. Cần phải đến bệnh viện bác sĩ có thể làm sinh thiết, lấy mẫu bệnh phẩm từ nốt ruồi để kiểm tra dưới kính hiển vi xem nó có tế bào ung thư không.
Có 2 phương pháp tẩy nốt ruồi được áp dụng phổ biến hiện nay: phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi và cạo nốt ruồi.
-Phẫu thuật cắt bỏ là một phương pháp tẩy nốt ruồi. Trong đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí xuất hiện nốt ruồi. Sau đó, sử dụng một lưỡi dao phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi và một số vùng da xung quanh nó. Cuối cùng, bác sĩ sẽ thực hiện khâu vết phẫu thuật lại.
-Phương pháp cạo nốt ruồi: Bác sĩ sẽ gây tê vùng xung quanh nốt ruồi và sử dụng lưỡi dao để cạo nốt ruồi. Bạn có thể không cần khâu vết thương lại.
Xem thêm: Mụn thành nốt ruồi
Một số sự thay đổi khác của nốt ruồi cũng là dấu hiệu cảnh báo cần lưu tâm
-Thay đổi về kích thước: Những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể.
-Thay đổi về màu sắc: Đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc loang lổ, xuất hiện thêm màu khác.
-Thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang nhẵn nhụi, nhô hẳn lên.
-Thay đổi về ranh giới: Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác viêm, chảy máu, loét ngứa,… từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư.
Hy vọng với những thông tin về nốt ruồi bị ngứa bên trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn không bị dị ứng với bất kì gì mà nốt ruồi bị ngứa nên đến kiểm tra tại các trung tâm y tế để bảo vệ sức khỏe nhé!