Là cơ hội để nâng cao kiến thức chuyên môn và mở rộng cơ hội việc làm, hệ học Liên thông đang được nhiều người học quan tâm. Bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin cần nắm khi học Liên thông Trung cấp lên Đại học.
1. Điều kiện Liên thông Trung cấp lên Đại học
Để đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn cho người học, số trường tuyển sinh và đào tạo hệ học Liên thông ngày càng nhiều, đặc biệt là những ngành học thuộc nhóm ngành sức khỏe. Điều này đem đến nhiều thuận lợi cho học viên có nguyện vọng tham gia hệ đào tạo Liên thông.
Vậy điều kiện Liên thông Trung cấp lên Đại học như thế nào?
Theo quy định, người tốt nghiệp hệ Trung cấp có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.
Học viên dự thi liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng:
Bằng tốt nghiệp trình độ Trung cấp do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bằng tốt nghiệp trình độ Trung cấp do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Với những học viên liên thông ngành học trong nhóm ngành sức khỏe, phải có bằng tốt nghiệp trung cấp khối ngành sức khỏe, trong đó người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt; người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.
>>> Xem ngay Trường Trung cấp Đắk Lắk để tìm hiểu điều kiện liên thông ngành Dược.
Mục Lục
2. Đối tượng được đào tạo liên thông?
Đối tượng được tham gia hệ học Liên thông là những người tốt nghiệp trung cấp có nhu cầu học tập lên trình độ đại học để nâng cao năng lực chuyên môn.
Với đối tượng tham gia đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.
Người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
Những người tham gia học liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
3. Hình thức tuyển sinh Liên thông như thế nào?
Đối với những lớp đào tạo liên thông Trung cấp lên Đại học, thí sinh phải tham dự thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề).
Đề thi các môn cơ bản được lấy từ ngân hàng đề thi của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề) do Hiệu trưởng nhà trường quy định.
4. Văn bằng tốt nghiệp trong đào tạo liên thông?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên sẽ được cấp bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Học viên theo học hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, sau khi kết thúc khóa học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ chính quy, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy.
Những học viên học theo hình hình thức vừa làm vừa học, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, sau khi kết thúc khóa học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ vừa làm vừa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.
5. Quy định mới về Liên thông trái ngành năm 2019
Hiện nay, quy định học liên thông đại học trái ngành cho phép liên thông cùng khối ngành đào tạo đã học trước đó. Bên cạnh đó, một số trường đại học đã cho phép học liên thông trái ngành học, tuy nhiên sẽ phải bổ sung thêm một số môn học và điều kiện nhất định.
Cụ thể, năm 2015, Bộ GD-ĐT đã sửa đổi bổ sung thông tư 55 với việc dự kiến cho phép thí sinh vừa tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thể liên thông ngay lên đại học chứ không cần phải chờ sau 36 tháng.
Trên đây là một số thông tin cần nắm về khi học Liên thông Trung cấp lên Đại học. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.