Giải đáp: Nguyên nhân, cơ chế hình thành nốt ruồi
Nốt ruồi được hình thành do tăng sắc tố da. Nó là những chấm nhỏ có màu đen hoặc màu nâu và có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nguyên nhân, cơ chế hình thành nốt ruồi thế nào. Mời quý bạn đón đọc!
Mục Lục
Nốt ruồi là gì?
Nốt ruồi là những chấm màu đen hay nâu trên da. Chúng thường xuất hiện lúc bạn còn nhỏ, mặc dù cũng có trường hợp xuất hiện lúc 30 tuổi. Chúng ở khắp nơi trên cơ thể và thay đổi theo thời gian. Nốt ruồi có thể thay đổi về kích thước và màu sắc hoặc biến mất sau một thời gian, nhưng một số nốt ruồi lại không thay đổi nhiều.
Nguyên nhân gây nốt ruồi
Nguyên nhân nốt ruồi xuất phát từ các tế bào hắc tố tập trung thành cụm thay vì lan rộng ở trên da. Nốt ruồi có thể sậm màu hơn khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, trong tuổi dậy thì hoặc trong lúc mẹ mang thai sự do thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra bạn cũng có thể có thêm nốt ruồi mới nếu không biết cách bảo vệ da dưới tác động của tia UV mặt trời.
Sự hình thành của nốt ruồi
Cấu trúc của da
Lớp biểu bì: là lớp da mỏng trên cùng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó có tác dụng như một hàng rào chống thấm bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các sinh vật cực nhỏ khác.
Lớp trung bì: Lớp da thứ hai, dày hơn và nằm bên dưới lớp biểu bì. Chứa các mạch máu, bạch huyết, đầu dây thần kinh, sợi cơ, tuyến dầu, mồ hôi, và nang lông.
Lớp dưới cùng (lớp mỡ dưới da): Giống như lớp trung bì, nó chứa một nguồn cung cấp máu và bạch huyết phong phú. Nó cách nhiệt và tiết kiệm nhiệt cho cơ thể, hoạt động như một bộ giảm xóc giúp bảo vệ các mô và cơ quan dưới da khỏi bị thương, và là một nguồn năng lượng dự trữ.
Đọc thêm: Tẩy nốt ruồi có mọc lại không? Dấu hiệu nốt ruồi mọc lại thế nào?
Cơ chế hình thành nốt ruồi
Trong 3 lớp cấu trúc da (biểu bì, trung bì và hạ bì), nốt ruồi thường hình thành ở phần dưới của lớp biểu bì.
Nốt ruồi là kết quả khi các tế bào sản xuất sắc tố – gọi là tế bào hắc tố ( tạo ra melanin hình thành nên màu da, màu tóc) – phát triển và phân bố không đồng đều trên da. Chúng có thể bằng phẳng hoặc nhô lên, tròn hoặc hình bầu dục, và thường nhỏ hơn một cục tẩy bút chì.
Dấu hiệu nhận biết nốt ruồi
Mặc dù nhìn chung các nốt ruồi là lành tính và không thay đổi, nhưng đôi khi có thể trở thành ung thư. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
Nốt ruồi lành tính
Dấu hiệu quen thuộc nhất của nốt ruồi lành tính là đốm nhỏ màu nâu. Ngoài ra còn có những đặc điểm khác như:
- Có thể có màu nâu, đen, xanh, đỏ hoặc hồng. màu sắc đồng nhất.
- Bề mặt nhẵn, phẳng hoặc hơi gồ lên.
- Phần lớn có hình tròn hoặc hình bầu dục, các bờ viền rõ.
- Thường có đường kính nhỏ hơn 6mm. Riêng nốt ruồi bẩm sinh có thể lớn hơn bình thường như che phủ 1 phần gương mặt, cơ thể hoặc tay chân.
Nốt ruồi ác tính
Dấu hiệu đầu tiên của khối u ác tính thường là sự thay đổi kích thước, hình dạng hoặc màu sắc của nốt ruồi hiện có hoặc xuất hiện của một nốt ruồi mới ở tuổi trưởng thành.
Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được dấu hiệu cảnh báo của nốt ruồi ác tính:
- Thời điểm xuất hiện: Nốt ruồi xuất hiện lần đầu sau 25 tuổi.
- Hình dạng không đối xứng, 2 nửa của nốt ruồi không giống nhau/ không khớp với nhau.
- Có đường viền không đều; đường viền có khía hoặc hình răng cưa như vỏ sò.
- Màu sắc của nốt ruồi thay đổi hoặc có nhiều màu hoặc màu không đều nhau.
- Đường kính mụn ruồi lớn, khoảng từ 6mm trở lên.
- Nhận thấy có sự thay đổi về kích thước, màu nốt ruồi, hình dáng, độ nhô cao.
- Nốt ruồi có thêm những triệu chứng như ngứa, đau rát, chảy máu, chảy dịch, bong tróc, đóng vảy hoặc đột nhiên mềm đi.
- Nốt ruồi có lông bị rụng hết lông.
Tẩy nốt ruồi bằng cách nào?
Đa số nốt ruồi thường không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số nốt ruồi lại có thể mọc ở những vị trí gây ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ, khiến bạn tự tin khi giao tiếp vật bạn có thể tìm đến việc tẩy nốt ruồi.
Các phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến hiện nay gồm:
- Sử dụng tia Laser: Những tia laser được chiếu vào vị trí da có xuất hiện nốt ruồi có tác dụng phá hủy mô nốt ruồi, từ đó loại bỏ tế bào sắc tố ở lớp biểu bì.
- Phương pháp đốt điện: Dòng điện sẽ xóa nốt ruồi bằng cách phá hủy mô nốt ruồi.
- Sử dụng hóa chất: Với một số nốt ruồi lành tính, nhỏ, nông thì có thể sử dụng hóa chất để chấm lên nốt ruồi.
- Phương pháp tiểu phẫu: Những trường hợp nốt ruồi to và nổi lên da, ăn sâu dưới da hoặc quá đậm màu thì rất có thể cần áp dụng phương pháp này.
Xem thêm: Bật mí ý nghĩa nốt ruồi chân tóc đoán mệnh sướng khổ
Cách phòng ngừa nốt ruồi
Các bạn có thể hạn chế một phần nào sậm màu của nốt ruồi cũng như việc xuất hiện nốt ruồi mới bằng việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời:
- Hạn chế hoạt động ngoài trời từ 10 giờ tới 14 giờ bởi đây là lúc có nhiều tia cực tím từ mặt trời nhất; kể cả những lúc trời râm mát.
- Sử dụng kem chống nắng: Bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất từ 30; sử dụng trước khoảng 30 phút trước khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2 tiếng.
- Đừng bỏ qua vật dụng che chắn: Nón rộng vành, kính râm, quần áo dài tay và các vật dụng bảo vệ khác sẽ giúp bạn phòng tránh hiệu quả tia UV gây hại cho da.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc về sự hình thành nốt ruồi cũng như các phương pháp tẩy nốt ruồi được áp dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn đọc để bạn có thể đi khám bác sĩ nếu cần thiết.