Cơ hội và thách thức của sinh viên các ngành kinh tế

Cơ hội và thách thức của sinh viên các ngành kinh tế

Kinh tế là một trong 3 trụ cột chính của mỗi quốc gia, bên cạnh chính trị và xã hội. Hiện nay, các ngành kinh tế ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung rất đa dạng, phong phú.

Mục Lục

 Phân biệt kinh tế, kinh doanh và quản trị kinh doanh

Kinh tế học là ngành học rộng và liên ngành. Chủ yếu người học sẽ được trang bị kiến thức về cách thức vận hành nền kinh tế cũng như cách ứng xử của các đối tượng tham gia vào nền kinh tế. Không chỉ thế, các kiến thức về chính trị, luật, xã hội, lịch sử, địa lý, tâm lý học… cũng rất cần thiết và không thể thiếu nếu muốn thành công trong các ngành kinh tế.

Kinh doanh cũng là một ngành học rộng và liên quan đến nhiều kiến thức của các chuyên ngành khác, đặc biệt là toán học, luật và tâm lý học. Các ngành nhỏ trong kinh doanh bao gồm: kế toán, tài chính, tổ chức và marketing.

Quản trị kinh doanh là một ngành nhỏ thuộc khối ngành kinh doanh. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ học và nghiên cứu về cách quản lý một doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh. Ngành học này mang tính thực tiễn khá cao.

Tóm lại, nhắc đến kinh tế học, có nghĩa là tất cả các ngành liên quan đến việc vận hành, phát triển nền kinh tế như quản trị kinh doanh, kế toán, marketing, tài chính ngân hàng… Xét về quan hệ giữa 3 ngành đề cập ở trên, kinh tế là ngành học rộng nhất, trong đó bao hàm ngành kinh doanh, và quản trị kinh doanh lại là một ngành nhỏ trong kinh doanh.

Cơ hội và thách thức của sinh viên các ngành kinh tếKinh tế học là các ngành nghề vô cùng rộng mở

Các ngành kinh tế phổ biến hiện nay

Khối ngành kinh tế có thể được chia nhỏ thành các ngành học sau:

  • Ngành kinh tế quốc tế

Ngành kinh tế quốc tế là một ngành năng động bởi tính chất toàn cầu. Ngành học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chung, cơ bản nhất để có thể thực hiện các hoạt động giao dịch, kinh doanh mang tính xuyên quốc gia.

Ngành học này cũng có liên hệ chặt chẽ với các ngành quản trị kinh doanh hay luật quốc tế.

  • Ngành luật kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, ngành luật kinh tế, đặc biệt là luật kinh tế quốc tế càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Luật kinh tế vừa là xương sống để phát triển kinh tế quốc gia, vừa nền tảng để hội nhập thành công,

  • Ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh giúp ta hiểu được cách quản lý, vận hành mô hình, quá trình kinh doanh, để từ đó phát triển doanh nghiệp trên mọi phương diện. Trong ngành quản trị kinh doanh còn bao gồm nhiều chuyên ngành như quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị doanh nghiệp, văn hóa, quản trị khởi nghiệp…

  • Ngành kế toán

Đối tượng của ngành kế toán chủ yếu là tài sản và nguồn vốn trong hoạt động của doanh nghiệp. Người kế toán có nhiệm vụ ghi ghép, thu nhận và xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của công ty, tổ chức, cơ quan… Kế toán được chia làm 2 loại là kế toán công và kế toán doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn rất nhiều ngành trong khối ngành kinh tế như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, marketing, kiểm toán, xuất nhập khẩu…

Các ngành kinh tế rất đa dạng, phong phúCác ngành kinh tế rất đa dạng, phong phú

Cơ hội và thách thức của sinh viên ngành kinh tế

Như đã nói ở trên, với những lĩnh vực đa dạng như ở các ngành kinh tế, sinh viên hoàn toàn có thể thỏa sức lựa chọn vô số việc làm nhờ kiến thức nền tảng về kinh tế đã được đào tạo. Biết nắm bắt cơ hội, không ngừng trau dồi và khẳng định bản thân chính là chìa khóa để sinh viên ngành kinh tế đặt chân vào các cơ quan, công ty hay doanh nghiệp lớn, cả trong nước lẫn quốc tế, cả nhà nước lẫn tư nhân.

Tuy nhiên, sinh viên ngành này cũng gặp phải thách thức lớn khi tỉ lệ hồ sơ đăng ký vào ngành kinh tế của các trường đại học rất cao, do đó tỉ lệ cạnh tranh khi vào trường và ra trường cũng lớn hơn. Cũng chính bởi lượng cung quá lớn như vậy, nếu không có trình độ chuyên môn tốt và không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng, sinh viên ngành kinh tế sẽ bị đào thải, thất nghiệp hoặc làm trái ngành trái nghề.

Ngành kinh tế vẫn luôn là một trong những ngành nghề hot, với nhu cầu cao về nguồn nhân lực. Thế nhưng, để thành công trong bất kỳ nghề nào nói chung và kinh tế nói riêng, sinh viên vẫn cần phải trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng thật tốt, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Sallyclay.net tổng hợp

4/5 - (1 bình chọn)

Thị Lành