Hậu quả của việc học thêm quá nhiều
Học thêm là tình hình phổ biến của lứa tuổi học sinh hiện nay. Tuy nhiên học thêm như thế nào để đem lại hiệu quả thì không phải phụ huynh nào cũng nắm được nên dẫn đến tình trạng cho con em học thêm quá nhiều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trong các cấp học của tiểu học, THCS và THPT thì ngoài các giờ học chính trên trường thì hầu hết các bậc phụ huynh đều cho con em mình tham gia các khóa học thêm khác. Chủ yếu là học thêm để bổ trợ các môn văn hóa trên trường để nâng cao kiến thức, văn hóa cho học sinh. Ngoài ra ở các thành phố lớn thì học sinh có thể tham gia học thêm các bộ môn khác như năng khiếu, ngoại ngữ để phát triển năng lực toàn diện. Nhiều phụ huynh cho rằng nếu không cho con em đi học thêm thì sẽ bị thụt lùi lại so với các bạn khác, học kém hơn và tư tưởng học càng nhiều càng tốt. Quan điểm này là một phương pháp học tập sai lầm đem đến những hậu quả đáng tiếc cho học sinh.
Tiếp thu kiến thức chậm
Việc học các chương trình đào tạo trên trường đã khiến học sinh cũng chịu nhiều sức nặng của khối lượng kiến thức lớn. Sau những giờ học trên lớp thì phụ huynh thường sẽ đăng ký ngay cho con em các khóa học thêm sau giờ tan học. Vì vậy, học sinh phải tiếp nhận 1 lượng kiến thức rất lớn từ sáng đến tối và không có thời gian để giải trí, thư giãn. Trong khi tối về nhà các em còn phải làm bài tập của các bài học. Thời gian học quá nhiều khiến cho các em không kịp tiếp thu những kiến thức được dạy và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Học tập phải theo một kế hoạch khoa học, không nên học thêm quá nhiều. Việc học tập không khoa học sẽ dẫn tới kết quả học tập của học sinh ngày càng giảm sút và chất lượng ngày càng đi xuống.
Ảnh hưởng tâm lý
Từ ngày này sang ngày khác liên tục học tập với lịch trình học thêm dày đặc khiến cho học sinh có tâm lý sợ học, sợ đến trường. Học sinh không có thời gian để giao lưu bạn bè, trải nghiệm thực tế và giải lao thư giãn theo đúng lứa tuổi mà chỉ có đi học và học thêm. Tâm lý của học sinh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như không có kế hoạch học tập được sắp xếp một cách hợp lý. Theo con số thống kê, có đến 94% học sinh ở Việt Nam hiện nay tham gia học thêm ngoài giờ học trên trường. Trong đó số lượng học sinh mắc các bệnh về trầm cảm, rối loạn tinh thần do học nhiều ngày càng tăng. Chính vì vậy, phụ huynh và nhà trường cần điều chỉnh lại thời gian học tập cho học sinh một cách hợp lý để đảm bảo con em tiếp thu được lượng kiến thức tốt nhất mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Phụ huynh với mong muốn đem lại những điều kiện tốt nhất cho con em nhưng cũng kỳ vọng vào con em mình quá nhiều nên mới dẫn đến tình trạng như trên. Việc học là cần thiết nhưng học như thế nào cho hiệu quả thì phụ huynh và học sinh cần phải cân nhắc đem lại hiệu quả tốt nhất.
Cập nhật thông tin mới nhất về Tỷ lệ chọi ngành Công an 2018 vui lòng truy cập tại đây.