Mẹo làm bài thi Tiếng Anh đạt hiệu quả cao

Mẹo làm bài thi Tiếng Anh đạt hiệu quả cao

Tiếng anh là môn khó học vì thế rất nhiều bạn sợ học và thi môn Tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2018.

Chuyên đề đọc hiểu trong đề thi môn Tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 bao gồm 2 phần: Đọc điền từ và Đọc hiểu văn bản. Hai phần này ( 1 bài điền từ và 2 bài đọc hiểu) chiếm 20/50 câu trong tổng số các câu hỏi của đề.

2 bài của phần đọc hiểu có độ dài từ 250-300 từ và 350-400 từ và có tổng số là 15 câu. Trong đó có 2 câu hỏi dễ, 8 câu hỏi trung bình và 5 câu hỏi khó. Hầu hết học sinh đều sợ bài đọc hiểu vì có quá nhiều từ mới mà các em không biết và cho rằng phải biết hết từ, hiểu hết bài đọc thì mới trả lời được các câu hỏi.

Phương pháp làm bài thi môn Tiếng Anh

Quá phụ thuộc vào từ vựng

Từ vựng thực sự quan trọng và nếu chúng ta đọc và hiểu hết nghĩa của từng từ và câu văn trong bài đọc chắc chắn các em sẽ đạt điểm cao. Nhưng vấn đề là nếu các em chỉ ngồi đọc và dịch câu thì sẽ không đủ thời gian làm bài. Chính vì thế các em sẽ phải cần các chiến thuật và mẹo làm bài với dạng bài tập này.

Các em nên nhớ rằng mục đích chính của bài đọc hiểu là để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của các em chứ không phải kiểm tra từ vựng.

Trả lời câu hỏi theo thứ tự

Thực chất là các câu hỏi trong phần thi đọc hiểu cũng không được sắp xếp theo thứ tự các đoạn văn, nên việc chọn trả lời theo tứ tự từ 1 đến hết là sai lầm.

Phân bổ thời gian chưa hợp lý, không có chiến lược làm bài phù hợp

Phân bổ thời gian chưa hợp lý, không có chiến lược làm bài phù hợp

Để làm bài đọc hiểu đòi hỏi học sinh phải có vốn từ rộng và nắm chắc ngữ pháp các tin tức đọc hiểu. Vì vậy mà khi làm phần này đầu tiên dễ dẫn đến tình trạng học sinh đầu tư quá nhiều thời gian vào việc dịch văn bản. Việc làm này sẽ làm giảm thời gian để làm các phần khác trong bài thi.

Quyết định vội vàng, không chú ý câu hỏi

Một số bạn chỉ đối chiếu đáp án với phần thông tin trong bài đọc về mặt từ vựng, xem rằng các từ trong đáp án/ câu hỏi có khớp với thông tin trong ngữ liệu hay không, nếu khớp chọn luôn đáp án đó mà không để ý đến cách tác giả diễn đạt, sử dụng cấu trúc ngữ pháp.

Áp dụng một số phương pháp làm nhanh một cách máy móc.

Đối với các câu hỏi từ vựng ở dạng tìm từ đồng nghĩa hoặc từ gạch chân/ in đậm được dùng thay cho từ,cụm từ nào, các bạn học sinh rất hay làm theo những “tips” : đó là từ xuất hiện ở đầu, cuối câu trước nó, hay như dạng bài tìm từ đồng nghĩa , các bạn hay chọn những từ đã xuất hiện trong bài đọc, cũng có khi đúng nhưng thường thì đó là những đáp án gây nhiễu.

5/5 - (1 bình chọn)

Thị Lành