Luật nhân quả là gì? Khi nào mới trả hết nếu phạm phải?
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng những chuyện xui xẻo, đen đủi cứ đeo bám mặc dù bạn ăn ở hiền lành, không sát sinh tạo nghiệp, không phạm luật nhân quả.
Mục Lục
Luật nhân quả là gì?
Trước khi giải thích luật nhân quả là gì? hãy tìm hiểu khái niệm về Karma (Nghiệp).
Kamar là một từ theo tiếng Phạn có liên quan đến số phận và hành động. Trong cuộc sống thường ngày, bất cứ một ý nghĩ, một lời nói, một hành động dù là nhỏ nhất đều được xem là nghiệp. Các yếu tố tạo nên nghiệp đó là thân, khẩu và ý và đều xuất phát từ tâm niệm. Nghiệp không biến mất khi con người chết mà nó còn theo chân những kiếp kế tiếp.
Khi đã gây nghiệp, bạn sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những gì mình tạo nên, vì bạn xứng đáng được nhận nó dù tốt hay xấu. Đó chính là luật nhân quả, quy luật của trời đất, vạn vật, tự nhiên và không một ai có khả năng thoát được và cũng không một thế lực nào có thể xóa bỏ.
Giải thích luật nhân quả
Theo tiếng Hán nhân quả có nghĩa là hạt giống và bông trái. Nhân, quả trong Luật nhân quả chính là hành động và kết quả của hành động.
Một ví dụ cụ thể đó là khi gieo một hạt cam xuống đất, sau khi lớn lên và ươn hoa kết trái, cây cam sẽ cho ta những quả ngọt mọng nước. Nếu đó đổi lại là hạt chanh kết quả sẽ cho ta trái chua. Ở đây bạn có thể quyết định có thu quả hay không, nhưng trong Luật nhân quả, hành động đã gây nên, không sớm thì muộn sẽ trả đủ, quyết định không nằm ở bạn nếu là thiện sẽ mang đến bình an, hạnh phúc yên ấm cho không chỉ bản thân mà còn rất nhiều người xung quanh. Còn nếu đó là ác, sẽ phải gánh chịu thọ quả khổ đau mà hành động đó mang lại cho người khác.
Luật nhân quả: gieo nhân nào ắt gặt quả đó
May mắn sở hữu tuy nhiên không phải ai cũng biết được: Bí ẩn đằng sau người sở hữu đường chỉ tay hình chữ nhất
Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do toà án lương tâm của mỗi người. Vì thế, luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”, khi thời tiết nhân duyên đến.
Luật nhân quả ứng nghiệm khi nào?
Thường thường, chúng ta thấy gieo nhân nào thì gặt quả nấy, một cách nhãn tiền. Thí dụ như: sinh sự thì sự sinh, gieo gió thì gặt bão, ở hiền thì gặp lành, làm thiện thì hưởng phước. Gieo hột cam ngọt thì gặt quả cam ngọt, gieo hột chanh chua thì gặt quả chanh chua.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người thắc mắc: Tại sao có người ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, thường xuyên đi chùa, hay đi nhà thờ, không làm việc gì bất nhơn thất đức, nhưng cứ bị nạn, bệnh hoạnliên miên, họa vô đơn chí, xui xẻo dồn dập? Trái lại, có rất nhiều người, điêu ngoa hung tợn, lừa thầy phản bạn, làm đủ mọi chuyện tồi tệ, ném đá giấu tay, không chừa bất cứ thủ đoạn, phương tiện gian manh nào, nhằm đoạt cho bằng được mục đích vị kỷ của họ, tại sao họ vẫn cứ nhởn nhơ phây phây, bình yên vô sự, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, tậu nhà sắm xe?
Luật nhân quả giải thích được các việc đó trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Có những nguyên nhân được tạo ra trong quá khứ, kết quả hay hậu quả nhận được trong hiện tại. Có những nguyên nhân được tạo ra trong hiện tại, kết quả hay hậu quả nhận được trong vị lai.
Người hiền lành đang gieo nhân lành trong hiện tại, kết quả tốt chưa kịp đến thì hiện nay phải đền trả quả báo xấu do nghiệp nhân xấu đã gây tạo trong quá khứ. Khi quả báo xấu hết rồi, vận xui qua rồi, con người bắt đầu gặp may mắn, gặp vận hên, gặp số đỏ, gặp quới nhơn, ăn nên làm ra, tiền vô như nước, vạn sự hanh thông. Do đó, sách có câu: “Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai”, chính nghĩa như vậy.
Những người hiện đời đang gieo nhân ác, tạo tội tạo nghiệp, hậu quả xấu chưa kịp trổ, nhưng hiện tại đang thụ hưởng phước báo lành do nghiệp nhân tốt đã gieo trong quá khứ. Khi hưởng hết phước báo rồi, con người bắt đầu đền trả nghiệp báo, tai nạn triền miên, tán gia bại sản, lâm bệnh ngặt nghèo, hay chết thê thảm.
Luật nhân quả đến sớm hay muộn còn chưa biết nhưng chắc chắn sẽ đến
Các vị quốc vương, hay tổng thống bị đảo chánh và ám sát, các tay tài phiệt bị phá sản phải tự tử, các hoàng gia, công nương, công tử bị bất đắc kỳ tử trên xa lộ, dưới biển sâu, hay trên núi tuyết, cho thấy rằng luật nhân quả không chừa bất cứ ai, không có ngoại lệ, không hề sai chạy!
Nếu hôm nay mình dốt nát nghèo nàn khốn khổ, gặp tai nạn liên miên, thậm chí chết người, thì đó là quả của cái nhân tạo ác nghiệp và không biết làm việc phước thiện trước đây. Nếu hôm nay mình thông minh, đủ ăn đủ mặc, thì đó là quả của cái nhân tu tâm dưỡng tánh, tích phước tích đức trước đây, nhiều đời và đời này. Hôm nay mình được bình an là quả của cái nhân mình không tạo sự bất an cho kẻ khác, dù đó là kẻ thù. Hôm nay mình được hạnh phúc là quả của cái nhân mình không phá hoại hạnh phúc kẻ khác, dù đó là kẻ thù.
Tùy theo “cái nhân” là hạt giống loại nào, sau khi được gieo xuống đất, phải chờ đủ “thời tiết nhân duyên”, mới gặt hái “cái quả” của nó, có khi sớm, cũng có khi muộn. Cũng có khi gặt phải quả chanh chua, nhưng có thể đem bán đi, mua quả cam ngọt. Đó là trường hợp chúng ta đã “lỡ” gieo nhân xấu, nhưng nhờ thiện hữu tri thức nhắc nhở, chúng ta biết phục thiện, quay trở về chánh đạo, chuyển ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, làm nhiều việc phước đức, tu tâm dưỡng tánh, chúng ta có thể gặt “quả tốt”, hay ít ra cũng giảm bớt được “quả xấu”.
Tức là chuyện khó hóa dễ, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Cũng ví như gieo nhân biết tiết kiệm, con người có thể gặt quả giàu có, hay giảm bớt được nợ xưa đó vậy.