Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc bằng cách giao lưu tiếng việt

Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc bằng cách giao lưu tiếng việt

Một trong những vấn đề được Bộ Giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm đó chính là chất lượng giáo dục của vùng dân tộc thiểu số.

Nơi có nhiều đồng bào

Nhằm rút ngắn dần khoảng cách giữa chất lượng giáo dục tại các vùng miền núi. Tại các tỉnh miền núi – nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Quảng Ninh luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng Dân tộc thiểu số.

Học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế về tiếng Việt

Học sinh dân tộc thiểu số càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học lại càng thấp. Một thực tế cho thấy là như vây, vậy nguyên nhân là do đâu? Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau : Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình độ nhận thức… trong đó, sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây ra.

Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc bằng cách giao lưu tiếng việt

Cùng với đó trình độ nhận thức vốn tiếng việt của học sinh dân tộc thiểu số phần nào còn hạn chế. Thế nên chất lượng giáo dục toàn diện ở các huyện miền vùng núi só với khu vực đồng bằng còn chênh lệch rất nhiều. Chính vì thế để giúp cho học sinh dân tộc thiểu số có vốn Tiếng việt sâu, rộng đáp ứng được nhu cầu học tập tốt. Học nâng cao là vấn đề không hề đơn giản. Quảng Ninh là một tỉnh miền núi có hơn 20 đồng bào dân tộc sinh sống cũng đang gặp phải những khó khăn cần tháo gỡ.

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng GD-ĐT, đặc biệt là chất lượng giáo dục dân tộc. Nhiều chính sách đặc thù quan tâm, chăm lo tới giáo viên và học sinh khu vực miền núi, hải đảo nhằm rút ngắn dần khoảng cách giữa chất lượng giáo dục các vùng miền trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường tiếng Việt qua giao lưu

Quán triệt Nghị Quyết 40/2002/NQ-QH của Quốc hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông: Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: Vừa là một môn học, vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng với khả năng học tập các môn của học sinh. Quảng Ninh luôn có nhiều giải pháp khắc phục và đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiếng việt vùng dân tộc thiểu số

Bà Vũ Thị Thúy Hà – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non – sở GD&ĐT Quảng Ninh cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh tiểu học vùng DTTS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện có hiệu quá việc triển khai đề án: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoàn 2016-2020, định hướng đến 2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Những cuộc giao lưu như thế này không chỉ mang tính chất thi đua giữa các cá nhân với nhau. Mà nhóm tập thể, nhà trường cần phải khích lệ phong trào thi đua, dạy tốt học tốt. Qua đó, các cơ sở giáo dục phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu phát triển chất lượng giáo dục mũi nhọn trong các nhà trường địa phương.

 Theo: 1gom

5/5 - (1 bình chọn)

Thị Lành