Tư vấn cách chọn trường, ngành học cho học sinh THPT
Việc chọn trường và ngành học đối với đối với nhiều thí sinh vẫn là một lựa chọn khó, rất nhiều bạn trẻ “loay hoay” trong việc định hướng nghề nghiệp sau này. Vậy làm thế nào để chọn lựa công việc phù hợp với bản thân? Hãy tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết xin chia sẻ cách chọn trường và ngành học phù hợp cho học sinh THPT.
Tự nhận diện và đánh giá bản thân
Việc nhận diện và đánh giá bản thân là bước quan trọng đầu tiên khi chọn trường và ngành học. Đây là bước cơ sở giúp bạn chọn lựa được ngành học phù hợp. Bạn có thể nhận diện bản thân bằng cách trả lời câu hỏi theo những bước sau:
-Những vấn đề xung quanh được bạn quan tâm nhất là gì?
Bạn hãy quan tâm đến mọi thứ diễn ra xung quanh mình, có thể tham khảo qua báo đài để bắt đầu trả lời câu hỏi về những công việc mình yêu thích hay lĩnh vực nghề nghiệp mà mình thích làm. Và quan trọng là phải giải đáp được vì sao bạn thích. Nếu chưa giải thích được, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu thêm.
Tự nhận diện bản thân nhằm xác định được bạn thích gì, nghề nghiệp nào phù hợp với bạn bằng cách tự trả lời các câu hỏi theo những bước sau:
-Nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng của bản thân
Mỗi cá nhân đều có thể thành công hoặc phát huy khả năng của bản thân nếu được làm trong môi trường phù hợp. Nếu làm việc mình thích nhưng lại không thuộc sở trường thì bạn cần tìm ra điểm yếu và tìm cách khắc phục.
Để nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị của mình, bạn hoàn toàn có thể sử dụng công cụ tự hướng nghiệp để ghi nhận điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong từng lĩnh vực. Như vậy, đầu tiên phải xác định được trong những nghề bạn yêu thích thì nghề nào bạn có khả năng thực hiện tốt nhất.
Chọn ngành rồi mới chọn nghề
Sau khi xác định sở thích của bản thân, bạn cần chọn được ngành học tương ứng thông qua việc tìm hiểu thông tin về trường và thiết lập mục tiêu cá nhân.
Có 5 khối ngành chính để bạn định hướng như sau:
1.Khối ngành kinh tế- tài chính-quản lý
bao gồm các ngành như Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – kiểm toán, Quản trị nhân sự, Marketing, Đầu tư…Đây là khối ngành được nhiều người học chọn lựa vì ai cũng nghĩ học kinh tế dễ xin việc. Tuy nhiên, yêu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế rất cao , yêu cầu người học phải tích lũy và trau dồi nhiều kĩ năng.
2.Khối ngành xã hội- nhân văn
Bao gồm các ngành như Luật, sư phạm, ngoại ngữ, báo chí, khoa học xã hội nhân văn, Việt Nam học, Đông phương học…
3.Khối ngành khoa học- kĩ thuật
Bao gồm các ngành khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh, các ngành kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, giao thông vận tải, xây dựng, công nghệ sinh học…
4.Khối ngành Y dược
Đây là ngành học chuyên môn với nhiều chuyên ngành khác nhau như y, dược, vật lý trị liệu…với nhiều hệ đào tạo như Đại học Dược, Cao đẳng Dược TPHCM, Đại học y….
5.Khối ngành năng khiếu
Bao gồm khối ngành nghệ thuật và khối ngành Thể dục thể thao.
Nhận diện về nhu cầu nhân lực
Việc đánh giá nhu cầu nhân lực rất quan trọng, là yếu tố quyết định cơ hội việc làm của bạn trong tương lai. Bạn cần xác định được trong vài năm tới ngành nào hút nhân lực, ngành nào lương cao, ngành nào có nhiều cơ hội việc làm… Bạn có thể tìm hiểu tin tức trên báo đài, mạng internet ..để xác định vấn đề này.
Chọn trường mạnh về đào tạo ngành đó
Khi chọn ngành, bạn nên chọn ngành học cụ thể chứ không nên chọn những ngành học chung chung. Sau khi chọn được ngành học phù hợp, bạn nên chọn trường đào tạo chuyên sâu về ngành đó.
Trên thực tế, những trường Đại học tại Việt Nam mở rất nhiều ngành học không sát với chuyên ngành. Ví dụ Đại học Điện lực là khối ngành kĩ thuật nhưng lại có khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông nghiệp cũng có khoa Quản trị kinh doanh. Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ ngành học và trường chuyên đào tạo về ngành học đó.