Sơ lược về lịch sử ngành Dược Việt Nam

Sơ lược về lịch sử ngành Dược Việt Nam

Dược học là một lĩnh vực luôn được xã hội quan tâm, bởi lĩnh vực này có liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử ngành Dược Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

1. Tổng quan về ngành Dược Việt Nam

Hiểu một cách đơn giản thì ngành Dược là một lĩnh vực liên quan đến thuốc và dược phẩm. Ngành Dược được chia thành nhiều mảng nhỏ như: nghiên cứu thuốc, sản xuất thuốc, quản lý thuốc, phân phối thuốc, kinh doanh thuốc… Tại Việt Nam, ngành Dược Tây y đã phát triển vào thập niên 90, nhưng chỉ thực sự phát triển khi nền kinh tế bước vào hội nhập và phát triển bền vững.

Những người hành nghề Dược còn được gọi là Dược sĩ hoặc thầy thuốc. Công việc chính của họ là bán thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ, đồng thời giới thiệu và hướng dẫn khách hàng cách sử dụng thuốc an toàn trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, Dược sĩ cũng có thể trực tiếp làm việc tại những công ty chuyên sản xuất dược phẩm, cung ứng và phân phối dược phẩm, kiểm tra chất lượng thuốc, nghiên cứu các loại thuốc mới.

lịch sử ngành dược việt namSơ lược về lịch sử ngành Dược Việt Nam

Sản phẩm của ngành Dược rất phong phú và đa dạng về chủng loại, bao gồm các loại thuốc đông dược, tân dược với chức năng phòng tránh, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Trong cuộc sống hiện nay, mọi người đều cần sử dụng các sản dược thuốc ở mức độ khác nhau, từ viên thuốc cảm sốt, thuốc bổ thông thường đến những loại thuốc đặc biệt để trị các chứng bệnh nan y. Do đó, sản phẩm của ngành Dược mang tính phổ thông cao. Sản phẩm dược ở Việt Nam được phân làm hai loại căn cứ trên nguồn gốc thuốc, cụ thể:

Tân dược

Tân dược được du nhập vào nước ta cùng với nền y học hiện đại (Tây y) nên thường gọi là thuốc Tây. Đó là những loại thuốc được sản xuất từ các loại hóa chất, một số loại vi nấm, hợp chất từ cây cỏ bào chế dưới dạng tinh khiết hoặc một số hợp chất tự nhiên bán tổng hợp thành chất khác. Một số ít tân dược được bào chế từ sản phẩm động vật.

Tân dược có hiệu lực trị bệnh mạnh và nhanh, lại rất tiện dụng cho người sử dụng. Tuy nhiên, vì nguồn gốc chủ yếu của tân dược là từ hóa chất do đó có thể gây một số phản ứng phụ tác dụng bất lợi cho người bệnh.

Đông dược

Đông dược gắn liền với nền y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y. Đó là những sản phẩm thuốc được làm từ các nguyên liệu nguồn gốc từ thực vật (dược liệu) như cây cỏ, thân, lá củ, quả, khoáng vật, động vật. Hiện nay, một số Đông dược vẫn được bào chế theo phương pháp cổ truyền và một số loại thuốc khác được bào chế dưới dạng hiện đại như viên nén, viên nang, chè tan… để tạo nên sự tiện dụng cho người dùng.

Đông dược thường hiệu lực trị bệnh chậm hơn tân dược, nhưng Đông dược lại có thể giải quyết một số căn bệnh mãn tính theo cơ chế điều hòa cân bằng cho cơ thể. Đây chính là điểm mạnh riêng của các sản phẩm thuốc Đông dược mà y học hiện đại không thể phủ nhận.

Trong xã hội hiện nay, Dược là ngành học có tác động, ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe người bệnh nên chính vì thế, chất lượng đào tạo ngành Dược cũng được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường xét tuyển cao đẳng dược TPHCM, sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo bài bản những kiến thức về dược học, về quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể bệnh nhân, quá trình chế biến và sản xuất thuốc…

lịch sử ngành dược việt nam

Sơ lược về lịch sử ngành Dược Việt Nam

2. Sơ lược lịch sử ngành Dược Việt Nam

Trong lịch sử ngành y dược Việt Nam, từ thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn, nền y dược dân tộc luôn được chú trọng và quan tâm phát triển. Đến năm 1858, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã đưa Tây y vào nước ta. Đến năm 1902, họ bắt đầu mở trường đào tạo Dược sĩ Hà Nội, tổ chức một số bệnh viện, bệnh xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện. Tuy nhiên, dưới sức ép của Pháp, nhiều dược sĩ không được phép mở cửa hiệu, viện nghiên cứu khai thác dược liệu trong nước cũng bị chèn ép, mảng Đông dược bị kìm hãm phát triển.

Giai đoạn 1946 – 1954: Đây là thời kỳ nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, ngành dược vừa thiếu dược sĩ, công nhân, trang thiết bị, vật tư, vừa thiếu kinh nghiệm và tổ chức quản lý. Do đó, trong giai đoạn này, ngành chủ yếu phát triển theo hướng tự lực cánh sinh, tận dụng mọi nguyên liệu  sẵn có từ cây thuốc trong nước. Thời kì này, Việt Nam đã sản xuất được thuốc chiến thương, Filatov, ống tiêm, kìm kẹp máu, dao mổ, kim khâu… Cũng trong giai đoạn này, tại tỉnh Thanh Hóa, chính quyền nước ta đã mở các lớp trung cấp đào tạo dược và ở chiến khu Việt Bắc có viện đại học dược và mở nhiều lớp dược tá ở các liên khu.

Giai đoạn 1954 – 1975, miền Bắc nước ta đang trong quá trình cải tạo ngành dược tự  doanh, xây dựng phát triển ngành dược quốc doanh. Năm 1965, nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh, nên hầu hết các xã đều có phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam. Từ đó hình thành một mạng lưới sản xuất dược hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương để có thể sản xuất thuốc men theo từng vùng theo hướng tự cung tự cấp.

Giai đoạn 1975 – 1990, ngành Dược trong thời kỳ này vẫn chỉ dựa vào khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Dược nhà nước. Nhìn chung, các loại thuốc và dược phẩm hầu hết đều chưa quá chất lượng, chưa đạt chuẩn và giá còn khá đắt đỏ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nước ta mới trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ rất ác liệt, giai đoạn này chủ yếu phục hồi sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Giai đoạn 1990 – 2005, ngành Dược Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Số lượng các công ty sản xuất dược phẩm và các nhà thuốc tăng đáng kể. Đặc biệt, quá trình tư nhân hóa ngành Dược trong thời gian này diễn ra rất mạnh.

Từ sau năm 2006, các công ty, doanh nghiệp ngành Dược đã được chú trọng đầu tư hơn. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác chế biến Dược để đáp ứng nhu cầu xã hội và đạt chuẩn, phù hợp với ngành Dược quốc tế, nâng cao giá trị và tầm quan trọng của ngành Dược hơn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về lịch sử ngành Dược Việt Nam. Những năm gần đây, ngành Dược đã trở thành một ngành học “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn học tập bởi đây là một lĩnh vực có nhiều triển vọng nghề nghiệp cùng mức thu nhập khá cao.

Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Thị Lành