Sư phạm mầm non học những môn gì? Chương trình đào tạo của ngành

Sư phạm mầm non học những môn gì? Chương trình đào tạo của ngành

Những năm tuyển sinh gần đây, ngành Sư phạm mầm non đang thu hút nhiều thí sinh quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu: Sư phạm mầm non học những môn gì? hãy tham khảo chương trình đào tạo của ngành qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Tìm hiểu về ngành Sư phạm mầm non hiện nay

Khác với các khối ngành sư phạm khác ngành sư phạm mầm non đang trong tình trạng thiếu nhân lực. Chính vì thế sau khi ra trường các bạn sinh viên sư phạm mầm non không phải vất vả đi kiếm việc làm như các ngành khác.

Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh, khác với khối ngành sư phạm khác, ngành Sư phạm mầm non đang có nhu cầu nhân lực lớn. Sinh viên sau khi học xong sẽ có nhiều cơ hội để tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực chuyên môn.

Sư phạm mầm non học những môn gì? Chương trình đào tạo của ngành
Ngành Sư phạm mầm non đang thu hút nhu cầu nhân lực lớn, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên của ngành

Theo thống kê, trong “ Chiến lược phát triển giáo dục tiểu học 2011- 2020” thì mục tiêu giai đoạn đầu, chúng ta cần tới 13.925 giáo viên mầm non. Đây mới chỉ là con số để hoàn thành kế hoạch giai đoạn một, thực tế, xã hội vẫn còn thiếu nguồn lực giáo viên mầm non.

Điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ có thêm lựa chọn công việc mới không sợ bị thật nghiệp trong tương lai.

2. Ngành Sư phạm mầm non học những môn gì?

Trong quá trình đào tạo, sinh viên ngành Sư phạm mầm non sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức đại cương đến kiến thức chuyên ngành để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Bên cạnh đó, các giáo viên mầm non phải có tìm hiểu thêm các kiến thức để hiểu hơn về tâm sinh lý trẻ em, phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả nhất cho nhận thức và quá trình phát triển của trẻ. Đồng thời, biết cách vận dụng khéo léo và biết chế tạo những vận dụng dạy học cũng là một trong những điều cần thiết để có thể làm tốt công việc này. Tuy nhiên, trên tất cả, bạn vẫn cần phải là một người có cái tâm với nghề, yêu trẻ nhỏ, có tính kiên nhẫn, chịu đựng được áp lực cao trong công việc.

Dưới đây là chương trình đào tạo chi tiết ngành Sư phạm mầm non bạn có thể tham khảo:

Học kỳ 1: Sinh viên học những môn đại cương và bắt đầu làm quen với những môn chuyên ngành. Những môn học đại cương bao gồm: Chính trị đại cương 1, Giáo dục học đại cương, Tâm lý học đại cương và lứa tuổi, Tin học căn bản 1, Kỹ năng giao tiếp cuộc sống. Những môn chuyên ngành bao gồm: Mỹ thuật, múa, âm nhạc, vệ sinh dinh dưỡng, giáo dục mầm non.

Học kỳ 2: Sinh viên tiếp tục học những môn đại cương và những môn chuyên ngành. Bao gồm: Giáo dục chính trị 2, Giáo dục thể chất 1, Anh văn 1, sự học và phát triển tâm lý trẻ em. Những môn chuyên ngành gồm: Phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình, Văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Tổ chức hoạt động âm nhạc, Toán và phương pháp hình thành biểu tượng Toán,…

Sư phạm mầm non học những môn gì? Chương trình đào tạo của ngành
Sinh viên ngành Sư phạm mầm non sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Học kỳ 3: Tin học căn bản 2, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Anh văn 2, Giáo dục thể chất 2, Phương pháp phát triển ngôn ngữ, Chương trình giáo dục học mầm non, Phương pháp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, Phòng bệnh và bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non.

Trong học kỳ 3, sinh viên sẽ được nhà trường cử đi thực tập lần 1 tại các trường mầm non nhằm giúp sinh viên có những kiến thức thực tế về giảng dạy. Kỳ thực tập kéo dài từ 1 – 2 tuần.

 Học kỳ 4: Sinh viên học các môn chuyên ngành, bao gồm: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non, Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, Phòng bệnh và bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non.

>>> Xem thêm : Học phí Trung cấp mầm non năm 2019 – thông tin cập nhật mới nhất.

3. Bạn có phù hợp với ngành Sư phạm mầm non không?

Là ngành học mang tính đặc thù cao, không phải ai cũng có thể theo học ngành Sư phạm mầm non. Để theo học ngành học này, bạn cần có những kỹ năng và tố chất sau:

  • Yêu trẻ em

Yêu trẻ là yếu tố quyết định đến sự thành công của một người khi theo đuổi nghề Cô giáo mầm non. Yếu tố này là nền tảng cho mọi thái độ, tinh thần trách nhiệm và sự thăng tiến trong nghề của mỗi cô giáo. Thêm nữa, yêu trẻ là một tố chất không thể học hay rèn luyện được.

  • Có tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm là yếu tố bắt buộc để thành công đối với tất cả mọi người và trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp.

Với những giáo viên mầm non, hình thành từ đạo đức, tình yêu trẻ và tầm kiến thức của mỗi cô giáo. Tại nhà trường các bạn được trau dồi những kiến thức để nhận biết những hành vi nào là tốt, hành vi nào xấu. sinh viên sẽ nhận thức được sự ảnh hưởng của một cô giáo mầm non như thế nào đến sự phát triển của trẻ trong cộng đồng; ý thức được tầm qua trọng của bản thân với thế hệ tương lai của xã hội.

  • Nhẫn nại và biết kiềm chế

Nhẫn nại và khả năng kiềm chế là một tố chất không kém phần quan trọng. không chỉ cần thiết cho nghề cô giáo mầm non mà hầu hết nghề nào cũng cần. Tuy nhiên ở nghề giáo viên mầm non có một đặc trưng riêng, đó là bạn phải nhẫn nại và kiếm chế với một đối tượng rất dễ tổn thương là trẻ em.

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu chương trình học cũng như tố chất phù hợp với ngành Sư phạm mầm non.

Rate this post

Thị Lành